1.
|
Trẻ nói "không" là trẻ không vâng lời, đúng hay sai?
|
Điều này cũng chưa hẳn là đúng. Đôi khi bé sử dụng từ "không" để chứng tỏ được sự độc lập của mình. Và đặc biệt một điều ở tâm lý con trẻ là luôn muốn làm trái ngược điều người lớn dạy bảo.
Khi bé đã mở rộng được mối quan hệ với xã hội bên ngoài, mối tương quan không còn nằm trong vòng "ba - mẹ - con" thì bé luôn muốn làm mọi cách để chứng tỏ được sự tồn tại của mình.
Có rất nhiều cách để chế ngự trạng thái tâm lý này của trẻ.
Lúc 2 tuổi trẻ thường trả lời “không”. “Con nghỉ chơi đi ngủ nhé?“ – “Không”. “Con ăn thêm một muỗng nữa nào” – “Không”…
Được hai tuổi, trẻ vẫn đang ở trong giai đoạn phát triển “cái tôi”. Trẻ tự cho mình là cực kỳ quan trọng và cứ nghĩ rằng mọi người phải luôn làm vừa lòng trẻ bằng cách chiều chuộng và thỏa mãn mọi đòi hỏi của chúng. Vì vậy, khi trẻ nói “không” có nghĩa là chúng thực sự muốn vậy.
Thêm một tuổi nữa, trẻ bắt đầu nhận thức và quan tâm đến việc người khác cũng có suy nghĩ giống như chúng. Tuy nhiên khi ấy từ “không” là từ rất thông dụng trong vốn từ ít ỏi của trẻ.
Đừng bực mình vì trẻ hay nói “không”. Khi trẻ trả lời “không” thì không có nghĩa là nó hư và khó dạy. Thật ra, trẻ đang diễn đạt suy nghĩ tức thời của chúng và mong muốn bạn hiểu những gì trẻ muốn nói. Cố gắng kềm chế cơn giận trước thái độ bất hợp tác của trẻ.
Chiến thuật đầu tiên để khép một đứa trẻ vào kỷ luật là kiên nhẫn hành động. Thực hiện những gì bạn đã hoạch định cho dù trẻ có tán thành hay không. Bạn là cha mẹ nên hãy đối xử với trẻ cứng rắn nhưng phải tỏ rõ sự cảm thông. Nếu thực hiện được điều này bạn đã đạt được một bước tiến bộ trong việc khép trẻ vào kỷ luật.
Hãy nói với trẻ rằng “Mẹ biết là con không muốn làm việc này nhưng trước sau gì con cũng cũng phải làm”. Dĩ nhiên là trẻ sẽ chẳng thèm nghe lời giải thích của bạn nhưng đừng vội nản lòng vì cuối cùng trẻ sẽ hiểu ra rằng bạn thật sự muốn trẻ làm việc đó.
Chiến thuật thứ hai: đừng nhượng bộ trước những đòi hỏi của trẻ. Hoặc trẻ sẽ sớm hiểu ra rằng dù nó có khóc lóc, nài nỉ đến đâu thì vẫn không thể làm cho bạn thay đổi cách đối xử. Giữ vững lập trường bất chấp tiếng khóc, tiếng kể lể của trẻ.
|
|
|
2.
|
Làm thế nào để dạy con biết nghe lời?
|
Hỏi: Con mình năm nay đã được 4 tuổi, cháu ở trường rất nhút nhát toàn bị bạn đánh và bắt nạt, vậy mà khi về nhà thì tính cách đó hoàn toàn ngược lại, hỗn láo, mẹ nói không bao giờ nghe lời. Có lúc mình la bé còn dám đánh cả mẹ, mình chẳng biết phải làm sao nữa. Các bác sĩ ơi hãy giúp mình với.
Trả lời:
Chào bạn,
Thông thường khoảng từ 30 tháng tuổi trẻ đã bắt đầu ý thức được cái tôi của mình như 1 chủ thể riêng biệt, không còn quá gắn bó, quá phụ thuộc người lớn như trước, trẻ ý thức được ý muốn của mình, khả năng của mình và muốn khẳng định mình như 1 cá nhân độc lập, tuy nhiên nếu người lớn vẫn đối xử với trẻ như cũ, bé có thể sẽ có sự phản ứng.
Thông thường nhất bé có thể đòi làm theo ý mình, tự mình làm lấy mọi việc mà không muốn người khác làm hộ, nếu không thỏa mãn trẻ sẽ tỏ ra bất hợp tác và phản ứng theo nhiều cách khác nhau, có thể nói hỗn, có thể ăn vạ, gào khóc vv…
Cách cư xử lúc này của người lớn là dùng sự dạy dỗ ngọt ngào với bé. Nói chuyện, tỉ tê tâm sự, khuyên bảo là cách tích cực nhất. Trong sinh hoạt hàng ngày, khuyến khích trẻ tự làm với sự giúp đỡ kín đáo của người lớn, dạy trẻ 1 số kỹ năng để có thể tự phục vụ bản thân mà không bị nguy hiểm, ví dụ, cho bé tự xúc ăn, tự mang giày, tự rửa tay, vệ sinh cá nhân... nói chung là nới lỏng sự tự do và cho trẻ được hoạt động nhiều hơn để thỏa mãn nhu cầu tự khẳng định của mình.
1 cách nữa khi bé khăng khăng đòi làm những việc quá sức hoặc có thể bị nguy hiểm, ta phải dùng 1 tác nhân hấp dẫn nào đó để thu hút sự chú ý của bé, giúp bé quên việc kia đi và không bực mình do không được làm cái mình muốn. Bạn cũng tránh không đánh mắng bá quá nhiều, vì điều đó chỉ thường làm bé lì lợm hơn. Cùng với thời gian, thời kỳ khủng hoảng sẽ qua đi, bé sẽ trở lại bình thường khi bé có thêm kinh nghiệm và kỹ năng sống tốt hơn.
Thông thường đứa bé nào cũng trải qua thời kỳ này nhưng cách phản ứng của mỗi bé có khác nhau về mức độ, tùy thuộc khí chất và đặc điểm thần kinh cá nhân từng đứa trẻ.
Chúc bạn hạnh phúc, thành công,
Thân mến
Nguyễn Thị Kim Thanh, Trưởng phòng Giáo dục Mầm non - sở Giáo dục TP. HCM
|
|
|
3.
|
Bé chậm nói có phải bệnh tự kỷ?
|
Hỏi: Con trai em nay được 2 tuổi rồi, nhưng rất biếng ăn nên chậm tăng cân. Hiện nay bé chỉ cân nặng 10,5 kg. Bé rất ít nói, khi em dạy bé nói và xem truyện tranh thì bé nói được 1 đến 2 từ và nói rất nhiều, còn bình thường có việc gì hay vòi vĩnh thì bé chỉ ư e ít nói thành tiếng. Gặp cô giáo hay người quen gần nhà hỏi chuyện thì bé làm lơ, liếc mắt ngó nơi khác không nói gì, mẹ bảo ạ cô thì không ạ, có khi ạ thì rất miễn cưỡng. Nhưng ở nhà bé rất hiếu động, đôi khi rất ngoan làm theo lời mẹ, nhưng cũng có khi mẹ bảo gì bé cũng không nghe. Cho em hỏi, bé em như vậy có bệnh tự kỷ không?, làm sao giúp bé nói được nhiều? Nếu mắc bệnh thì đưa bé đi khám ở đâu? (Em đang ở TP. HCM, bé nhà em sinh non tháng, cân nặng có 2,1 kg, thường ở nhà bé hay chơi một mình, chỉ thích chơi với bạn lớn tháng hơn, ngoài giờ đi làm em luôn dành thời gian chơi với bé, đưa bé đi chơi)
Trả lời:
Chào bạn,
Tự kỷ là hiện tượng rối loạn về tương tác xã hội, rối loạn về giao tiếp và có hành vi lặp đi lặp lại. Việc chẩn đoán thường dựa vào quá trình phát triển tâm sinh lý của trẻ. Ví dụ:
Nếu cha mẹ chú ý có thể phát hiện bệnh khi trẻ mới ở tháng đầu sau khi sinh. Đối với những đứa trẻ bình thường, chúng có thể nghe và ngửi được mùi của mẹ, khi được mẹ ôm vào lòng sẽ có biểu hiện khoan khoái dễ chịu nhưng trẻ tự kỷ thì không tiếp nhận được bằng các giác quan.
Thường thì trẻ 3 tháng có thể tự ngóc đầu được nhưng trẻ tự kỷ không thể làm như vậy, khi được bồng bế cơ thể như đờ ra.
Lúc 6 tháng tuổi, trẻ tự kỷ sẽ có biểu hiện quá ngoan hoặc quá hung hăng, không cười, nhìn xa xôi, không bám lấy mẹ (ai bế cũng được), không biết cách ôm ấp lại mẹ, không biết phát âm những tiếng đơn giản như a, à, ba... Trẻ bình thường ở độ tuổi này rất thích đồ chơi nhưng trẻ mắc bệnh tự kỷ lại không chú ý đến.
Khi được 1 tuổi, trẻ tự kỷ vẫn không tiếp xúc bằng mắt, không biết bắt chước, thờ ơ với tiếng động.
Lên 2 tuổi, trẻ có những vận động bất thường như đi bằng đầu ngón chân, ngồi hay lắc người, vặn xoắn tay chân... Ngôn ngữ lặp lại, tiếp xúc kém, tình cảm nghèo nàn, vệ sinh chưa tự chủ…
Trước đây, các nước trên thế giới điều trị bệnh tự kỷ như bệnh tâm thần. Ngày nay hướng điều trị mới cho các trẻ mắc bệnh này là chữa bệnh bằng tâm lý. Cụ thể:
- Xây dựng lại cấu trúc tâm lý và nhân cách cá nhân tùy từng trường hợp cụ thể, giúp trẻ trở lại đúng khung tâm lý của trẻ.
- Xây dựng và phát triển mối quan hệ giữa trẻ với gia đình (đặc biệt là với mẹ), quan hệ giữa trẻ với giáo viên, với bạn bè và môi trường xung quanh để thiết lập mối quan hệ tương tác xã hội.
- Tập cho trẻ có ý thức về bản thân và tự khẳng định bản thân.
- Tập phát triển ngôn ngữ phù hợp với khả năng của trẻ.
Trường hợp bé của anh/chị tôi cũng không thể kết luận được nếu chỉ dựa vào việc bé chậm nói. Do đó, anh/chị có thể dựa vào những thông tin tôi cung cấp để tìm hiểu thật sự bé có mắc bệnh tự kỷ hay không hoặc có thể mang bé đến Khoa tâm lý của Bệnh viện nhi Đồng 2 để được chẩn đoán chính xác hơn.
Chúc cả nhà vui.
Thân mến.
BS. Nguyễn Ngọc Thùy Dương
|
|
|
4.
|
Điều này cũng chưa hẳn là đúng. Đôi khi bé sử dụng từ "không" để chứng tỏ được sự độc lập của mình. Và đặc biệt một điều ở tâm lý con trẻ là luôn muốn làm trái ngược điều người lớn dạy bảo.
|
Khi bé đã mở rộng được mối quan hệ với xã hội bên ngoài, mối tương quan không còn nằm trong vòng "ba - mẹ - con" thì bé luôn muốn làm mọi cách để chứng tỏ được sự tồn tại của mình.
Có rất nhiều cách để chế ngự trạng thái tâm lý này của trẻ.
Lúc 2 tuổi trẻ thường trả lời “không”. “Con nghỉ chơi đi ngủ nhé?“ – “Không”. “Con ăn thêm một muỗng nữa nào” – “Không”…
Được hai tuổi, trẻ vẫn đang ở trong giai đoạn phát triển “cái tôi”. Trẻ tự cho mình là cực kỳ quan trọng và cứ nghĩ rằng mọi người phải luôn làm vừa lòng trẻ bằng cách chiều chuộng và thỏa mãn mọi đòi hỏi của chúng. Vì vậy, khi trẻ nói “không” có nghĩa là chúng thực sự muốn vậy.
Thêm một tuổi nữa, trẻ bắt đầu nhận thức và quan tâm đến việc người khác cũng có suy nghĩ giống như chúng. Tuy nhiên khi ấy từ “không” là từ rất thông dụng trong vốn từ ít ỏi của trẻ.
Đừng bực mình vì trẻ hay nói “không”. Khi trẻ trả lời “không” thì không có nghĩa là nó hư và khó dạy. Thật ra, trẻ đang diễn đạt suy nghĩ tức thời của chúng và mong muốn bạn hiểu những gì trẻ muốn nói. Cố gắng kềm chế cơn giận trước thái độ bất hợp tác của trẻ.
Chiến thuật đầu tiên để khép một đứa trẻ vào kỷ luật là kiên nhẫn hành động. Thực hiện những gì bạn đã hoạch định cho dù trẻ có tán thành hay không. Bạn là cha mẹ nên hãy đối xử với trẻ cứng rắn nhưng phải tỏ rõ sự cảm thông. Nếu thực hiện được điều này bạn đã đạt được một bước tiến bộ trong việc khép trẻ vào kỷ luật.
Hãy nói với trẻ rằng “Mẹ biết là con không muốn làm việc này nhưng trước sau gì con cũng cũng phải làm”. Dĩ nhiên là trẻ sẽ chẳng thèm nghe lời giải thích của bạn nhưng đừng vội nản lòng vì cuối cùng trẻ sẽ hiểu ra rằng bạn thật sự muốn trẻ làm việc đó.
Chiến thuật thứ hai: đừng nhượng bộ trước những đòi hỏi của trẻ. Hoặc trẻ sẽ sớm hiểu ra rằng dù nó có khóc lóc, nài nỉ đến đâu thì vẫn không thể làm cho bạn thay đổi cách đối xử. Giữ vững lập trường bất chấp tiếng khóc, tiếng kể lể của trẻ.
|
|
|
5.
|
Hỏi: Con mình năm nay đã được 4 tuổi, cháu ở trường rất nhút nhát toàn bị bạn đánh và bắt nạt, vậy mà khi về nhà thì tính cách đó hoàn toàn ngược lại, hỗn láo, mẹ nói không bao giờ nghe lời. Có lúc mình la bé còn dám đánh cả mẹ, mình chẳng biết phải làm sao nữa. Các bác sĩ ơi hãy giúp mình với.
|
Chào bạn,
Thông thường khoảng từ 30 tháng tuổi trẻ đã bắt đầu ý thức được cái tôi của mình như 1 chủ thể riêng biệt, không còn quá gắn bó, quá phụ thuộc người lớn như trước, trẻ ý thức được ý muốn của mình, khả năng của mình và muốn khẳng định mình như 1 cá nhân độc lập, tuy nhiên nếu người lớn vẫn đối xử với trẻ như cũ, bé có thể sẽ có sự phản ứng.
Thông thường nhất bé có thể đòi làm theo ý mình, tự mình làm lấy mọi việc mà không muốn người khác làm hộ, nếu không thỏa mãn trẻ sẽ tỏ ra bất hợp tác và phản ứng theo nhiều cách khác nhau, có thể nói hỗn, có thể ăn vạ, gào khóc vv…
Cách cư xử lúc này của người lớn là dùng sự dạy dỗ ngọt ngào với bé. Nói chuyện, tỉ tê tâm sự, khuyên bảo là cách tích cực nhất. Trong sinh hoạt hàng ngày, khuyến khích trẻ tự làm với sự giúp đỡ kín đáo của người lớn, dạy trẻ 1 số kỹ năng để có thể tự phục vụ bản thân mà không bị nguy hiểm, ví dụ, cho bé tự xúc ăn, tự mang giày, tự rửa tay, vệ sinh cá nhân... nói chung là nới lỏng sự tự do và cho trẻ được hoạt động nhiều hơn để thỏa mãn nhu cầu tự khẳng định của mình.
1 cách nữa khi bé khăng khăng đòi làm những việc quá sức hoặc có thể bị nguy hiểm, ta phải dùng 1 tác nhân hấp dẫn nào đó để thu hút sự chú ý của bé, giúp bé quên việc kia đi và không bực mình do không được làm cái mình muốn. Bạn cũng tránh không đánh mắng bá quá nhiều, vì điều đó chỉ thường làm bé lì lợm hơn. Cùng với thời gian, thời kỳ khủng hoảng sẽ qua đi, bé sẽ trở lại bình thường khi bé có thêm kinh nghiệm và kỹ năng sống tốt hơn.
Thông thường đứa bé nào cũng trải qua thời kỳ này nhưng cách phản ứng của mỗi bé có khác nhau về mức độ, tùy thuộc khí chất và đặc điểm thần kinh cá nhân từng đứa trẻ.
Chúc bạn hạnh phúc, thành công,
Thân mến
Nguyễn Thị Kim Thanh, Trưởng phòng Giáo dục Mầm non - sở Giáo dục TP. HCM
|
|
|
6.
|
Hỏi: Con trai em nay được 2 tuổi rồi, nhưng rất biếng ăn nên chậm tăng cân. Hiện nay bé chỉ cân nặng 10,5 kg. Bé rất ít nói, khi em dạy bé nói và xem truyện tranh thì bé nói được 1 đến 2 từ và nói rất nhiều, còn bình thường có việc gì hay vòi vĩnh thì bé chỉ ư e ít nói thành tiếng. Gặp cô giáo hay người quen gần nhà hỏi chuyện thì bé làm lơ, liếc mắt ngó nơi khác không nói gì, mẹ bảo ạ cô thì không ạ, có khi ạ thì rất miễn cưỡng. Nhưng ở nhà bé rất hiếu động, đôi khi rất ngoan làm theo lời mẹ, n
|
Chào bạn,
Tự kỷ là hiện tượng rối loạn về tương tác xã hội, rối loạn về giao tiếp và có hành vi lặp đi lặp lại. Việc chẩn đoán thường dựa vào quá trình phát triển tâm sinh lý của trẻ. Ví dụ:
Nếu cha mẹ chú ý có thể phát hiện bệnh khi trẻ mới ở tháng đầu sau khi sinh. Đối với những đứa trẻ bình thường, chúng có thể nghe và ngửi được mùi của mẹ, khi được mẹ ôm vào lòng sẽ có biểu hiện khoan khoái dễ chịu nhưng trẻ tự kỷ thì không tiếp nhận được bằng các giác quan.
Thường thì trẻ 3 tháng có thể tự ngóc đầu được nhưng trẻ tự kỷ không thể làm như vậy, khi được bồng bế cơ thể như đờ ra.
Lúc 6 tháng tuổi, trẻ tự kỷ sẽ có biểu hiện quá ngoan hoặc quá hung hăng, không cười, nhìn xa xôi, không bám lấy mẹ (ai bế cũng được), không biết cách ôm ấp lại mẹ, không biết phát âm những tiếng đơn giản như a, à, ba... Trẻ bình thường ở độ tuổi này rất thích đồ chơi nhưng trẻ mắc bệnh tự kỷ lại không chú ý đến.
Khi được 1 tuổi, trẻ tự kỷ vẫn không tiếp xúc bằng mắt, không biết bắt chước, thờ ơ với tiếng động.
Lên 2 tuổi, trẻ có những vận động bất thường như đi bằng đầu ngón chân, ngồi hay lắc người, vặn xoắn tay chân... Ngôn ngữ lặp lại, tiếp xúc kém, tình cảm nghèo nàn, vệ sinh chưa tự chủ…
Trước đây, các nước trên thế giới điều trị bệnh tự kỷ như bệnh tâm thần. Ngày nay hướng điều trị mới cho các trẻ mắc bệnh này là chữa bệnh bằng tâm lý. Cụ thể:
- Xây dựng lại cấu trúc tâm lý và nhân cách cá nhân tùy từng trường hợp cụ thể, giúp trẻ trở lại đúng khung tâm lý của trẻ.
- Xây dựng và phát triển mối quan hệ giữa trẻ với gia đình (đặc biệt là với mẹ), quan hệ giữa trẻ với giáo viên, với bạn bè và môi trường xung quanh để thiết lập mối quan hệ tương tác xã hội.
- Tập cho trẻ có ý thức về bản thân và tự khẳng định bản thân.
- Tập phát triển ngôn ngữ phù hợp với khả năng của trẻ.
Trường hợp bé của anh/chị tôi cũng không thể kết luận được nếu chỉ dựa vào việc bé chậm nói. Do đó, anh/chị có thể dựa vào những thông tin tôi cung cấp để tìm hiểu thật sự bé có mắc bệnh tự kỷ hay không hoặc có thể mang bé đến Khoa tâm lý của Bệnh viện nhi Đồng 2 để được chẩn đoán chính xác hơn.
Chúc cả nhà vui.
Thân mến.
BS. Nguyễn Ngọc Thùy Dương
|
|
|
7.
|
Bé khóc đêm suốt từ sơ sinh đến 2 tuổi
|
Hỏi:Bé của mình được 26 tháng tuổi, nhưng vẫn hay khóc đêm, có đêm bé khóc liên tục, cứ 30 phút là khóc và ưỡn người, bức rức khó chịu, suốt từ sơ sinh đến giờ. Bé không bao giờ ngủ thẳng giấc, mình thật sự mệt mỏi và cáu gắt, làm ơn cho mình lời khuyên hay có bài thuốc nào đễ chữa cho bé, giúp mình với. Vì mình còn phải đi làm sớm, mình đã đuối sức lắm rồi, cám ơn!
Trả lời: Chào chị, Tôi rất thông cảm với chị, nuôi con nhỏ thật sự rất cực, đòi hỏi cha mẹ phải có sự kiên trì, tình yêu thương vô bờ bến mới có thể làm được. Trường hợp của bé, chúng ta phải tìm nguyên nhân làm cho bé không ngủ yên, có một số gợi ý như sau: nhiệt độ phòng có dễ chịu không (lưu ý: thân nhiệt em bé có khuynh hướng cao hơn so với người lớn, do đó nếu người lớn cảm thấy vừa thì thường bé sẽ hơi nóng…)? Nơi bé nằm có thoáng, rộng không (mềm, gối, các con thú nhồi bông có choáng chỗ làm bé khó chịu không)? Bé có bị côn trùng đốt không? Bé có biểu hiện của bệnh còi xương không (đổ mồ hôi trộm, chậm mọc răng, chậm phát triển vận động, biến dạng xương,…)? Bé có nô đùa quá nhiều trước khi ngủ không? Có những vấn đề gì trong gia đình hoặc nhà trường gây ảnh hưởng đến tâm lý bé không?... Đây là một số gợi ý để chị tìm nguyên nhân. Khi tìm ra nguyên nhân, thì chị sẽ dễ dàng giải quyết vấn đề và không cảm thấy căng thẳng nữa. Có một điều tôi cần lưu ý với chị, đừng căng thẳng khi bé quấy khóc, như thế sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của bé (cho dù là bé nhỏ hay lớn). Chúc cả nhà vui. BS. Nguyễn Ngọc Thùy Dương
|
|
|
8.
|
Hỏi:Bé của mình được 26 tháng tuổi, nhưng vẫn hay khóc đêm, có đêm bé khóc liên tục, cứ 30 phút là khóc và ưỡn người, bức rức khó chịu, suốt từ sơ sinh đến giờ. Bé không bao giờ ngủ thẳng giấc, mình thật sự mệt mỏi và cáu gắt, làm ơn cho mình lời khuyên hay có bài thuốc nào đễ chữa cho bé, giúp mình với. Vì mình còn phải đi làm sớm, mình đã đuối sức lắm rồi, cám ơn!
|
Chào chị, Tôi rất thông cảm với chị, nuôi con nhỏ thật sự rất cực, đòi hỏi cha mẹ phải có sự kiên trì, tình yêu thương vô bờ bến mới có thể làm được. Trường hợp của bé, chúng ta phải tìm nguyên nhân làm cho bé không ngủ yên, có một số gợi ý như sau: nhiệt độ phòng có dễ chịu không (lưu ý: thân nhiệt em bé có khuynh hướng cao hơn so với người lớn, do đó nếu người lớn cảm thấy vừa thì thường bé sẽ hơi nóng…)? Nơi bé nằm có thoáng, rộng không (mềm, gối, các con thú nhồi bông có choáng chỗ làm bé khó chịu không)? Bé có bị côn trùng đốt không? Bé có biểu hiện của bệnh còi xương không (đổ mồ hôi trộm, chậm mọc răng, chậm phát triển vận động, biến dạng xương,…)? Bé có nô đùa quá nhiều trước khi ngủ không? Có những vấn đề gì trong gia đình hoặc nhà trường gây ảnh hưởng đến tâm lý bé không?... Đây là một số gợi ý để chị tìm nguyên nhân. Khi tìm ra nguyên nhân, thì chị sẽ dễ dàng giải quyết vấn đề và không cảm thấy căng thẳng nữa. Có một điều tôi cần lưu ý với chị, đừng căng thẳng khi bé quấy khóc, như thế sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của bé (cho dù là bé nhỏ hay lớn). Chúc cả nhà vui. BS. Nguyễn Ngọc Thùy Dương
|
|
|
9.
|
Tự kỷ là gì?
|
Có khỏi được không? Có phải do bố mẹ gây ra? Hay là bệnh của nhà giàu? Những khó khăn của trẻ tự kỷ? Xin giới thiệu khái niệm của Liên hiệp quốc
Tự kỷ là một loại khuyết tật phát triển suốt đời được thể hiện trong vòng 3 năm đầu đời. Tự kỷ là do rối loạn của hệ thần kinh gây ảnh hưởng đến hoạt động của não bộ. Tự kỷ có thể xảy ra ở bất kỳ cá nhân nào không phân biệt giới tính, chủng tộc, giàu nghèo và địa vị xã hội. Tự kỷ được biểu hiện ra ngoài bằng những khiếm khuyết về tương tác xã hội, khó khăn về giao tiếp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ, và hành vi, sở thích và hoạt động mang tính hạn hẹp và lặp đi lặp lại.
(Trích dịch từ chuyên trang của Liên hiệp quốc về tự kỷ tạihttp://www.un.org/en/events/autismday/background.shtml)
|
|
|
|